Advertisement

Bài đăng mới

Kỹ thuật chạy Google Ads nâng cao

 Nếu bạn đang cân nhắc chi tiêu bất kỳ khoản chi phí nào cho quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình, tốt hơn hết bạn nên chi tiêu đúng chỗ. Đó là khi chạy quảng cáo Google ads xuất hiện. Mỗi giây, có đến 63.000 lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google. Mỗi ngày, khách hàng đều tìm kiếm những doanh nghiệp giống như của bạn trên Google search. Do đó, hình thức chạy quảng cáo thông qua Google ads là một trong những quyết định có lợi nhất mà doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn.

Tối ưu nội dung trang đích

Bạn đã rất nỗ lực để xây dựng các chiến dịch quảng cáo trên google ads, nhưng để thu hút khách hàng, bạn còn cần một trang đích hấp dẫn. Trang đích là một trang web có mục đích cụ thể – mục tiêu của trang đích là tăng tỷ lệ chuyển đổi, một thành phần quan trọng của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, được thiết kế đặc biệt để tạo doanh số bán hàng hoặc thu hút khách hàng tiềm năng. Các trang đích thường là điểm đến chính của các chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads.

Vậy làm sao cho các trang đích của bạn trở nên hiệu quả hơn? Đó chính là việc thực hiện tối ưu hóa trang đích sẽ đảm bảo rằng bạn đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất có thể từ những khách truy cập đến trang đích đó. Ngoài ra, giảm chi phí “mua” lại khách hàng, có được nhiều khách hàng hơn và tối đa hóa giá trị chi tiêu cho việc chạy quảng cáo google ads của bạn.


Vậy tối ưu hóa là làm gì? Tối ưu hóa có nghĩa là làm cho trang đích của bạn trở nên tốt nhất có thể. Chúng bao gồm chỉnh sửa tất cả hoặc một phần về hình ảnh, nội dung, từ khóa hay giao diện…để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng ta có một số cách để tối ưu hóa trang đích khi chạy quảng cáo Google Ads như:

  • Đơn giản hóa trang đích
  • Cải thiện UX, UI (trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng)
  • Call-To-Action đơn giản
  • Ghi nhớ hành trình của người dùng
  • Thêm lời chứng thực để tăng khả năng chuyển đổi người dùng
  • Tối ưu hóa trang đích của bạn cho SEO
  • Thử nghiệm A/B…
  • Một số lý do khiến trang đích có tỷ lệ chuyển đổi thấp:
  • Thiết kế không trực quan
  • Tiêu đề kém hấp dẫn
  • Ngắt kết nối giữa bản sao quảng cáo và bản sao trang đích
  • Lời kêu gọi hành động (Call-To-Action) không nổi bật
  • Nội dung lan man, sao nhãng ngoài mục đích chính của trang đích

Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Re-marketing)

Thuật ngữ “tiếp thị lại” thường được sử dụng khi thu thập thông tin liên hệ từ các khách hàng tiềm năng để cung cấp các chiến dịch email. Cài đặt đối tượng tiếp thị lại còn được gọi là nhắm mục tiêu lại, là một chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số cho phép các thương hiệu hiển thị quảng cáo cho những người dùng đã truy cập trang web của thương hiệu trước đó.

98% khách truy cập trang web sẽ rời khỏi trang web của bạn mà không cần mua hàng. Tiếp thị lại tăng cơ hội để chuyển đổi người dùng thành khách hàng bằng cách tiếp tục tương tác với họ trên web và trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng quảng cáo hiển thị hình ảnh. Quảng cáo được điều chỉnh theo sở thích của họ, hiển thị các sản phẩm mà họ có khả năng quan tâm, từ đó giúp tăng cơ hội bán hàng. Với cài đặt đối tượng tiếp thị lại, thương hiệu và sản phẩm của bạn luôn ở vị trí hàng đầu trong tâm trí khách truy cập trước đây.

Theo dõi và tối ưu quảng cáo Google ads

Sau khi thực hiện chạy quảng cáo Google Ads cho sản phẩm/dịch vụ, bước tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra hiệu quả hoạt động của quảng cáo đó để đảm bảo đáp ứng mục tiêu đề ra. Tại sao việc theo dõi và tối ưu hóa khi chạy quảng cáo Google Ads lại quan trọng đến vậy? Bởi vì, việc này đảm bảo bạn đang xác định đúng mục tiêu, đúng thời điểm về hành vi mua sắm của người dùng. Điều này không chỉ làm tăng cơ hội bán hàng mà còn đảm bảo rằng bạn đang thực hiện chạy quảng cáo google ads với số chi phí ít nhất có thể.

  1. Đây là top 8 cách tối ưu khi chạy quảng cáo Google Ads:
  2. Điều chỉnh giá thầu
  3. Tạm dừng các từ khóa không hiệu quả
  4. Phân bổ lại ngân sách quảng cáo
  5. Xử lý Truy vấn tìm kiếm
  6. Lập lịch quảng cáo theo khung giờ
  7. Thiết lập ưu tiên thiết bị
  8. Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý
  9. Tắt/ Thay mẫu quảng cáo

10 lỗi khiến quảng cáo google ads bị từ chối (disapproved)

Việc quảng cáo Google Ads bị disapproved xảy ra khi quảng cáo của bạn đi ngược lại các chính sách quảng cáo của Google. Quảng cáo Google ads trải qua quá trình xem xét tự động và nếu quảng cáo của bạn vi phạm một trong các chính sách quảng cáo của Google, Google sẽ thằng thừng disapproved.

Dưới đây là 10 lỗi khiến chạy quảng cáo google ads bị disapproved phổ biến nhất:

  1. Lỗi dấu câu trong quảng cáo Google Adwords
  2. Lỗi viết in hoa trong quảng cáo Google Adwords
  3. Lỗi tuyên bố nhất trong quảng cáo Google Adwords
  4. Quảng cáo mặt hàng nhạy cảm
  5. Lỗi thương hiệu
  6. Đưa số điện thoại vào nội dung quảng
  7. Lỗi lặp từ hoặc cụm từ
  8. “Click Vào Đây!”
  9. Dùng ký hiệu một cách “sáng tạo”
  10. Các Lỗi Khác trong Google Adwords

Ngày nay, sự hiện diện mạnh mẽ của Google là rất quan trọng đối với mọi loại hình kinh doanh, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp. Và việc sử dụng Google Ads mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta là không thể phủ nhận. Đây là một trong những cách tốt nhất để quảng cáo trực tuyến tiết kiệm chi phí mà lại thu hút được nguồn khách hàng mới, tăng doanh thu hoặc xây dựng thương hiệu phát triển rộng rãi.

Recent, Random or Label