Để bắt đầu một chiến dịch quảng cáo với Google Ads, bạn cần chuẩn bị tài khoản Gmail đang hoạt động.
Tạo tài khoản Google Ads
Truy cập vào trang tạo quảng cáo Google Ads https://ads.google.com/, chọn bắt đầu ngay và đăng nhập vào gmail của bạn.
Bước 1: Xác định và chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần chọn mục tiêu để Google biết đối tượng doanh nghiệp đang nhắm đến, từ đó có lợi cho bạn hơn khi tiếp cận đúng đối tượng và tính phí quảng cáo chính xác nếu đáp ứng được mục tiêu. Có 4 lựa chọn chạy quảng cáo điển hình:
Tăng số lượng cuộc gọi: Chọn mục này nếu khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp phát triển qua các kênh tổng đài/ điện thoại.
Tăng số lượng khách hàng ghé cửa hàng: Nếu bạn muốn tăng số lượng người ghé cửa hàng xem trực tiếp, lựa chọn này khá phù hợp với bạn.
Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web: Nếu bạn kinh doanh trực tuyến (không có cửa hàng), có thể lựa chọn mục này để tăng số lượng tiếp cận, thúc đẩy doanh thu.
Tiếp cận và tương tác với người xem trên YouTube: Với cách này, quảng cáo Google vừa giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ, vừa giúp tăng lượng truy cập cho trang Youtube của doanh nghiệp.
Bước 2: Điền tên doanh nghiệp của bạnVới từng ô tương ứng, doanh nghiệp điền tất cả thông tin như hướng dẫn bao gồm tên công ty, địa chỉ, Website,...
Bước 3: Thiết lập trang đích
Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo, trang đích điều hướng là Website, Landing page, Fanpage... mà doanh nghiệp mong muốn.
Bước 4: Hoàn thành bài viết quảng cáo theo các mục mà Google yêu cầu
Cuối cùng, bạn hãy viết hoàn chỉnh nội dung quảng cáo theo hướng dẫn của Google sao cho thật thu hút người xem. Khi thực hiện bước này, bạn có thể nhìn cửa sổ xem trước để xem hình ảnh thực tế khi Google hiển thị bài quảng cáo. Qua đó, bạn có thể xem quảng cáo có bị cắt chữ không, thông tin quan trọng được đưa lên đầu chưa...
Bước 5: Thiết lập vị trí quảng cáo
Thiết lập các vị trí mà bạn có thể cung cấp dịch vụ theo 3 mục sau:
- Thiết lập vị trí theo bán kính: Lựa chọn vị trí địa lý giới hạn theo bán kính địa chỉ doanh nghiệp mà bạn đăng ký.
- Thiết lập vị trí quảng cáo Google Ads: Chọn vị trí mà bạn muốn hiển thị quảng cáo.
- Thiết lập vị trí cụ thể: Nếu là chuỗi doanh nghiệp, chuỗi dịch vụ,... với nhiều chi nhánh khác nhau, bạn cần thiết lập thêm những địa điểm đó trong phần này.
Thêm phương thức thanh toán
Chi phí quảng cáo Google Ads không thể thanh toán bằng thẻ nội địa. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thẻ quốc tế như Visa/Master card để thanh toán. Có 2 loại thẻ Visa/Master card:
- Thẻ visa debit: Tương tự như thẻ ATM nội địa. Bạn phải nạp tiền vào tài khoản mới có thể sử dụng.
- Thẻ visa credit: Thẻ tín dụng có sẵn hạn mức trong tài khoản để bạn sử dụng trước và thanh toán sau với ngân hàng.
Tùy theo mục đích sử dụng thẻ của mỗi cá nhân mà bạn có thể chọn lựa để đáp ứng đúng nhu cầu.
Lựa chọn từ khóa phù hợp
Chọn danh sách từ khóa phù hợp cho chiến dịch có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình đến đúng nhóm khách hàng. Từ khóa phải khớp, liên quan với các cụm từ mà khách hàng tiềm năng có khả năng sử dụng để tìm sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thiết lập thanh toán
Nhập tất cả thông tin thanh toán cũng như bất kỳ mã khuyến mại nào bạn có để được giảm giá. Cụ thể theo các bước sau:
- Nhấn vào biểu tượng cài đặt → Lập hóa đơn và thanh toán.
- Chọn quốc gia hoặc lãnh thổ → Tiếp tục.
- Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn → Tiếp tục.
- Chọn gửi và kích hoạt.
Thiết lập ngân sách
Có 2 cách để thiết lập ngân sách:
Google tính toán và đề xuất số tiền trung bình phải trả 1 ngày cho chiến dịch quảng cáo. Đối với nhu cầu này, bạn chọn “Select a budget option” và lựa chọn theo 3 phương án như hướng dẫn.
Bạn tự thiết lập số tiền chi trả mong muốn. Với cách này, bạn nhấp vào ngân sách riêng, sau đó gõ số tiền mà bạn mong muốn.
Đặt chi phí quảng cáo trên Google
Bước 1: Bạn vào tất cả chiến dịch, chọn Công cụ → Chọn Lập kế hoạch → Công cụ lập kế hoạch từ khóa
Bước 2: Nhập bộ từ khóa đúng với tên sản phẩm, ngành hàng của bạn vào ô trống và nhấn bắt đầu. Sau đó bạn sẽ thu được một bảng gợi ý từ khóa, kèm theo giá thầu để bạn lựa chọn.
Viết mẫu quảng cáo hấp dẫn và thu hút
Để quảng cáo Google Ads đúng chuẩn, chỉn chu, thu hút nhiều lượt xem và tương tác, bạn cần chú ý các lưu ý sau:
- Mẫu quảng cáo sẽ 3 tiêu đề, 1 tiêu đề gồm 30 ký tự; 2 phần mô tả dài 90 ký tự; độ dài không quá 270 ký tự.
- Cụm từ khóa chính nên xuất hiện 2 lần, 1 lần ở tiêu đề và 1 lần ở mô tả.
- Viết ngắn, rõ ràng và đủ ý làm nổi bật dịch vụ, tránh viết lan man. Phía bên góc phải có một bảng nhìn trước (bảng nhìn theo thực tế khi quảng cáo được chạy), bạn xem để cân đối độ dài chữ, bảo đảm đủ nghĩa và không bị cắt mất chữ nhé.
- Truyền đạt nhiều thông tin có giá trị, hấp dẫn về sản phẩm đến khách hàng.
- Không nên sử dụng ký tự đặc biệt hoặc viết tắt, viết sai chính tả,...
- Mỗi chiến dịch, thiết bị (máy tính, điện thoại) nên là một thông điệp khác nhau để tối ưu hoá.
- Đừng quên chèn thêm CTA (Call to Action) để tăng tính thuyết phục và lượng tương tác.
Tối ưu nội dung trang đích
Trang đích (Web Page) là một trong những công cụ cần đặc biệt quan tâm. Vậy nên, bạn hãy lưu ý các nội dung sau đây để có một trang đích hoàn hảo nhất:
- Trình bày giao diện đẹp mắt.
- Đáp ứng đủ thông tin, nhu cầu đến khách.
- Landing page cần có tốc độ tải trang nhanh. Đối với các doanh nghiệp có chiến dịch online, điều này hết sức quan trọng bởi khách hàng không thích sự chờ đợi.
- Mỗi thiết bị phải được trình bày nội dung rõ ràng.
- Lúc này, cần hạn chế hiển thị popup vì sẽ làm che đi thông tin cần quảng cáo cũng như tăng tỷ lệ thoát trang nhanh chóng của người dùng.
- Đặt tiêu đề lôi cuốn, bao hàm tất cả nội dung quảng cáo trong vòng 65 ký tự. Tuy nhiên, không nên dùng những từ ngữ đao to búa lớn mà dùng ngôn từ thực tế. Có thể in đậm chúng để giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng hơn.
- Heading, tiêu đề phụ phải giúp khách hàng nắm được nội dung bổ sung nhanh chóng.
- Văn phong rõ ràng, mạch lạc.
- Từ ngữ phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu.
- CTA phù hợp và liên kết để vừa tăng tính thuyết phục vừa không gây phản cảm.
Ngoài ra, bạn nên cài đặt đo lường chuyển đổi để nắm rõ trang đích của mình cần cải thiện những gì
Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Re-marketing)
Đối với những khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm với các từ khóa liên quan. Lúc này, doanh nghiệp cần sử dụng tiếp thị lại (re-marketing) để tiếp tục tiếp cận khách hàng nhiều lần, tạo điều kiện cho nhu cầu mua hàng tăng cao.
Lần đầu tìm kiếm sản phẩm, khách hàng vẫn cân nhắc giá cả, ưu đãi giữa nhiều bên và chưa có ý định mua hàng mạnh mẽ. Họ cần có thời gian để tham khảo nhiều thương hiệu cung cấp khác, đối thủ khác để so sánh giá cả, chất lượng, chế độ hậu mãi,... để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Do đó, bạn nên trang quảng cáo Google thu thập code Remarketing và cài đặt vào website của doanh nghiệp. Khi người dùng truy cập vào website, hệ thống sẽ ghi nhớ cookie vào danh sách re-marketing. Từ đây, doanh nghiệp có thể tham khảo để lên phương án quảng cáo tiếp theo để chuyển đổi hành vi mua hàng của khách.
Cả “mạng tìm kiếm” hay “mạng hiển thị” đều yêu cầu người dùng phải có lịch sử hoạt động trong vòng 30 ngày cùng với yêu cầu sau:
- Đối với mạng tìm kiếm, Google search cần tối thiểu 1000 lượt truy cập mỗi ngày.
- Đối với mạng hiển thị, Google Display cần tối thiểu 100 lượt truy cập mỗi ngày.
Theo dõi và tối ưu quảng cáo
Không phải chỉ cần thiết lập là có thể yên tâm đợi kết quả. Khi chạy quảng cáo, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi hiệu quả, từ đó tối ưu nếu không muốn mọi thứ trở nên vô nghĩa. Theo đó, có 2 cách theo dõi quảng cáo Google Ads:
- Đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản Google Ads.
- Đo lường chuyển đổi Google Ads thông qua công cụ Analytics.
Tiếp theo, nếu quảng cáo chưa hiệu quả hoặc không thể tăng TOP, bạn có thể áp dụng 8 cách tối ưu quảng cáo sau:
- Cập nhật lại giá thầu (nếu cần).
- Loại bỏ các từ khóa không hiệu quả và chèn các từ khóa đang ở “hot search” liên quan đến dịch vụ bạn cung cấp .
- Điều chỉnh, phân bổ lại ngân sách hợp lý để Google tăng mức độ ưu tiên hiển thị.
- Xử lý truy vấn tìm kiếm (thêm hoặc phủ định).
- Tạo quảng cáo theo khung giờ vàng, nhiều lượng người truy cập.
- Thiết lập ưu tiên thiết bị.
- Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý.
- Trong trường hợp không thể tối ưu, bạn có thể tắt hoặc thay mẫu quảng cáo (nếu cần).