Kinh doanh quần áo thời trang là lĩnh vực không dễ dàng để thành công vì có mức độ cạnh tranh cao. Ngoài ra, thời trang cũng là lĩnh vực luôn thay đổi theo thời gian, theo xu hướng, theo phong trào nên đòi hỏi người kinh doanh phải nhạy bén và nhanh nhạy trong việc cập nhật kịp thời những xu hướng thời trang mới nhất để có thể thu hút được khách hàng. 

Vì vậy khi mở shop quần áo để kinh doanh hay khởi nghiệp vẫn là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc vì những yếu tố sau:

  • Nhu cầu về sản phẩm, tiềm năng thị trường.
  • Cách thức tiếp cận khách hàng.
  • Mô hình kinh doanh kinh doanh.
  • Tỉ lệ rủi ro.

Dù kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kế hoạch kinh doanh cụ thể, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, và tốt nhất là bạn nên có một số vốn kiến thức về lĩnh vực thời trang để có những hiểu biết nhất định trong việc chọn lựa mẫu mã sản phẩm phù hợp với xu hướng và thị hiếu khách hàng.

Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn?

Sẽ không có ai có thể trả lời chính xác cho bạn là cần bao nhiêu vốn để kinh doanh quần áo vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như: 

  • Đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến? 
  • Phân khúc sản phẩm bình dân hay cao cấp? 
  • Bạn kết hợp bán online với bán tại cửa hàng? 
  • Bạn nhập hàng với số lượng lớn hay nhập hàng theo từng đợt nhỏ?... 

Tuy nhiên, một số chi phí cơ bản mà bạn cần chuẩn bị vốn để bắt đầu kế hoạch kinh doanh là

1. Chi phí thuê mặt bằng, kho chứa hàng trong trường hợp bạn chỉ kinh doanh online

Nếu bạn đã có mặt bằng mà không cần thuê thì không bàn đến chi phí này. Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí trung tâm hay hẻm nhỏ, diện tích rộng bao nhiêu m2. Nếu bạn thuê mặt bằng giá cao ở vị trí trung tâm thì khả năng tiếp cận khách hàng cao hơn. Nếu bạn có chiến lược tiếp thị khách hàng tốt, tạo dựng được thương hiệu thì dù mặt bằng kinh doanh của bạn trong hẻm vẫn có thể kinh doanh tốt, bán hàng hiệu quả.

2. Chi phí trang trí cửa hàng: Tuỳ theo quy mô shop kinh doanh lớn hay nhỏ mà bạn sẽ dự trù kinh phí để trang trí cửa hàng cho thích hợp. Các trang trí cơ bản của shop quần áo cần phải có là: sơn tường, trần, làm hệ thống giá kệ, hệ thống đèn, quầy thu ngân, quầy thử đồ, gương, biển tên shop, logo. 

3. Chi phí nhập hàng: Chi phí này tuỳ thuộc vào loại sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh là thời trang may sẵn hay thời trang đặt may theo thiết kế, lấy hàng số lượng nhiều hay chỉ lấy từng ít một để bán... Các sản phẩm quần áo may sẵn có nhiều mức giá khác nhau từ bình dân khoảng vài chục hay vài trăm nghìn cho một sản phẩm, cho đến cao cấp với giá vài triệu đồng. 

4. Chi phí quảng cáo và tạo website bán hàng: Việc tạo website và chạy quảng cáo để bán hàng hiệu quả là rất cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, cũng không phải là bạn cứ nhắm mắt mà chạy quảng cáo vì nhiều khi lợi nhuận bạn thu về sẽ không đủ với chi phí bạn bỏ ra.

5. Các chi phí khác

Trong khoảng 6 tháng đầu kinh doanh, có thể cửa hàng của bạn kinh doanh chưa có lợi nhuận, hoặc thu không đủ chi. Vì vậy, bạn cũng cần chuẩn bị một số vốn dự phòng chi trả các khoản thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, nhập hàng, các khoản phát sinh khác... để có thể duy trì hoạt động của shop quần áo.

Trang trí shop quần áo như thế nào để thu hút khách hàng?

Để trang trí shop hiệu quả, trước tiên bạn cần phải xác định được phong cách chủ đạo của shop là gì? Có nhiều phong cách trang trí shop quần áo để bạn chọn lựa tuỳ theo mục đích kinh doanh như là: phong cách hiện đại hướng đến dân công sở; phong cách bụi bặm dành cho những khách hàng cá tính; phong cách trẻ trung, dễ thương, năng động thường phù hợp với các bạn trẻ; phong cách cổ điển; phong cách đa sắc màu...

  • Hãy làm nổi bật bảng hiệu, không cần trang trí quá nhiều nhưng cần tập trung vào điểm gây ấn tượng.
  • Lựa chọn ánh sáng trang trí, màu sắc rực rỡ, tạo cảm giác năng động và tràn đầy năng lượng; màu lạnh như xanh lam hoặc xanh lá thì phù hợp với những mặt hàng sang trọng, cao cấp. Tập trung ánh sáng mạnh vào nơi bày sản phẩm trong khi các phần còn lại của cửa hàng dùng ánh sáng nhẹ nhàng hơn.
  • Điểm nhấn với những kệ tủ trông thật khác biệt, tránh rườm rà và tiết kiệm tối đa diện tích, tạo cảm giác rộng và thông thoáng cho shop quần áo của bạn hơn. Nên hạn chế sự màu mè cũng như sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí vì dễ gây rối mắt.

Hãy luôn cập nhập kịp thời theo xu hướng thời trang để sản phẩm của bạn không bị lỗi mốt, không thu hút được khách hàng. Bạn có thể lựa chọn để bán riêng các loại mặt hàng, sản phẩm quần áo thời trang nữ, thời trang nam, thời trang trung niên, thời trang trẻ em tuỳ theo sở thích kinh doanh của bạn.