Tạo dựng thương hiệu riêng là mơ ước của nhiều bạn trẻ yêu thích thời trang, tuy nhiên để bước gần đến thành công và giảm thiểu rủi ro, đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần phải nắm được trước khi khởi nghiệp kinh doanh thời trang.

1. Bắt đầu kinh doanh thời trang

Là chủ một shop thời trang nhỏ tức là bạn sẽ phải làm việc liên tục 24/7 và 7 ngày mỗi tuần để linh động giải quyết những tình huống phát sinh. Là một người quản lí, nhiều công việc liên quan đến mảnh kinh doanh, phân phối sẽ cuốn bạn đi, điều này đồng nghĩa với thời gian thiết kế bị thu hẹp. Bạn sẽ phải đảm đương song song việc kinh doanh lẫn sáng tạo.

2. Ba bước trong chuỗi vận hành thời trang

Bao gồm (1) tìm nguồn hàng, (2) chọn mẫu, chất liệu và (3) tìm kiếm khách hàng.

Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ phải tự tìm kiếm dòng sản phẩm cho cửa hàng của mình, Những bộ sưu tập đầu tiên vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp khách hàng biết đến bạn mà còn gầy dựng sức ảnh hưởng của bạn trên thị trường. Sau đó, khi công việc phát triển, bạn có thể tìm đối tác sản xuất theo số lượng yêu cầu.

Marketing & PR:

Để có khách hàng, bạn cần phải quảng bá cho tiếp thị cho sản phẩm cùng với thương hiệu của mình. Ở bước đầu, khi không có đủ chi phí để tham gia quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bạn có thể tận dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram.

Tặng webshop khởi nghiệp online

Tuy nhiên, để thương hiệu có được lượt người theo dõi, bạn cần đầu tư cho hình ảnh, các bài đăng cần thông tin cụ thể rõ ràng về sản phẩm. Bạn có thể kể câu chuyện về quá trình tạo nên sản phẩm hay hình thành thương hiệu một cách có ý nghĩa để xây dựng thiện cảm trong lòng khách hàng.

Bán hàng:

Bước cuối cùng là phân phối và bán sản phẩm của bạn. Bạn có thể có bán lẻ tại cửa hàng, nếu không đủ điều kiện mở cửa hàng bạn có thể bán trực tuyến từ website của bạn hay qua sàn thương mại điện tử. Nếu sản phẩm bạn thu hút được người dùng, bạn có thể mở rộng thị phần thông qua bán sỉ.

3. Ba yếu tố quan trọng giúp tăng cơ hội thành công

Mang đến điều gì đó độc đáo cho thị trường: hãy nhắm đến nhu cầu của khách hàng, kết nối với họ thông qua marketing và pr, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về đối tượng mà bạn sẽ bán sản phẩm cho họ.

Quản lý chặt chẽ tài chính: những đơn hàng lớn có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ vắt óc suy nghĩ vì phải bỏ vốn cho khâu sản xuất. Bạn nên đề nghị đối tác đặt cọc một khoản tiền, song song đó hãy yêu cầu các nhà sản xuất kéo dài thời gian thanh toán.

Tạo dựng mạng lưới liên hệ: từ bạn học, bạn bè cho đến người thân, những người có thể hỗ trợ bạn ở khâu nào đó trong việc kinh doanh.

Chúc bạn thành cộng!